Bảo dưỡng máy nén khí theo định kỳ là điều cần thiết để đảm bảo máy có thể hoạt động hiệu quả và năng suất, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
Bảo dưỡng máy nén khí
Lợi ích của việc bảo dưỡng máy nén khí định kỳ
Sau một thời gian dài hoạt động, hầu hết các loại máy móc, thiết bị đều bị mài mòn, hoen gỉ các bộ phận hay linh kiện bên trong máy. Bảo dưỡng máy nén khí định kỳ sẽ đảm bảo công suất làm việc của máy và mang lại một số lợi ích dưới đây:
+ Máy nén khí vận hành và hoạt động ổn định: Vệ sinh, bảo dưỡng máy nén khí thường xuyên giúp máy không bị bụi bẩn bám nhiều, bộ lọc dầu không bị tắc, chất lượng khí đảm bảo, công suất làm việc ổn định. Điều này vừa góp phần kéo dài tuổi thọ lại vừa bảo đảm hiệu quả làm việc của máy nén khí.
+ Tiết kiệm chi phí sửa chữa: Khi các linh kiện, chi tiết, bộ phận bên trong máy không được sửa chữa kịp thời thì âm thanh hoạt động của máy sẽ lớn, độ rung lắc cao và tiêu hao nhiều điện năng. Bảo dưỡng máy định kỳ giúp thiết bị vận hành tốt mà không bị hư hỏng nặng, tiết kiệm chi phí sửa chữa và thay thế linh kiện.
+ Ngăn ngừa những sự cố phát sinh: Thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra máy thường xuyên có thể nhanh chóng phát hiện các tình trạng hư hỏng, cụ thể là các bộ phận bị lỏng lẻo, rời rạc ở đâu, chi tiết máy bị sai vị trí như thế nào,… cũng như sai lệch có thể xảy ra của máy. Từ đó có những biện pháp giải quyết, khắc phục nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo máy không bị hư hỏng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình vận hành và hoạt động của máy nén khí.
Quy trình bảo dưỡng máy nén khí công nghiệp
Nhằm đảm bảo chất lượng tốt nhất cho thiết bị, cần tuân thủ quy trình bảo dưỡng dưới đây:
- Vệ sinh cho bộ lọc khí: Quy trình vệ sinh máy nén khí bao gồm các bước sau: tháo bộ phận lọc khí, sử dụng khí nén áp lực thấp để làm sạch bên ngoài và trong của bộ lọc, thực hiện thổi theo chiều từ trên xuống dưới. Khi máy hoạt động được khoảng 2000 giờ, quý khách nên tiến hành thay mới bộ lọc. Đảm bảo sạch sẽ cho thiết bị lọc khí là vô cùng quan trọng và cần thiết để tránh không bị bám bụi bẩn, làm cản trở đối với lượng khí vào, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của máy.
- Làm sạch dàn làm mát dầu của máy nén khí: Tháo dàn làm mát rồi lau chùi sạch sẽ bụi bẩn bằng khí nén xịt bụi hoặc thực hiện sục rửa bằng hóa chất sẽ đảm bảo hiệu quả bôi trơn, giúp máy nén khí có khả năng làm mát tốt nhất.
Bảo trì hệ thống máy nén khí
- Thực hiện bảo dưỡng xi lanh dành cho máy nén khí piston: Để piston không bị mài mòn và giữ được độ ma sát ổn định trong quá trình hoạt động, cần tháo xi lanh và tiến hành vệ sinh sạch sẽ, đồng thời thực hiện thay đệm cao su mới để đảm bảo hiệu quả công việc tốt nhất.
- Thực hiện thay thế lọc dầu cho máy nén khí: Lọc dầu có chức năng đảm bảo chất lượng bôi trơn cho đầu máy nén khí, giúp máy vận hành ổn định. Nếu sau một thời gian dài sử dụng không được kiểm tra, bảo dưỡng, lọc dầu sẽ tích tụ bụi bẩn, cặn bã làm tăng ma sát, mài mòn trục vít, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả làm việc của máy nén khí.
Thời gian bảo dưỡng máy nén khí
Tất cả sản phẩm máy nén khí, dù là máy nén khí Hitachi chất lượng cao được ưa chuộng đều cần bảo dưỡng định kỳ theo ngày, tuần, tháng, quý,… để máy có thể vận hành trơn tru và ổn định nhất.
- Bảo dưỡng máy theo ngày: Nếu bảo dưỡng máy hàng ngày thì chỉ cần thực hiện xả van ở đáy bình chứa khí cách 30 phút/lần, mỗi lần xả từ 5 – 10 giây để tránh việc nước đọng ở trong bình.
- Bảo dưỡng máy theo tuần: Nhằm tránh làm gián đoạn hoạt động sản xuất của máy nén khí công nghiệp, trước hết, nên vệ sinh bộ lọc khí khi bị bám bụi bẩn, ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn làm hư hại máy, giảm hiệu suất hoạt động của máy rồi tiếp tục vệ sinh sạch sẽ bên ngoài máy và kiểm tra xem máy có gì bất thường không.
- Bảo dưỡng máy theo tháng: Đối với máy nén khí trục vít ngâm dầu, cần thực hiện kiểm tra lượng dầu để thay thế. Còn với máy nén khí không dầu, cần kiểm tra van xả, dây van, độ căng của dây và thực hiện siết chặt bu lông, ốc vít.
>>>Xem thêm: Máy nén khí trục vít Hitachi
Lưu ý khi sử dụng máy nén khí
Cần nghiêm túc tuân thủ một số lưu ý sau đây khi bảo dưỡng máy nén khí.
- Ngắt điện ra khỏi hệ thống trước khi vệ sinh, bảo dưỡng.
- Cần thực hiện xả hết áp lực khí bên trong theo định kỳ để máy có thể hoạt động tốt nhất, đặc biệt là lúc di chuyển máy.
- Để tránh những trường hợp không mong muốn có thể xảy ra, máy nén khí nên được đặt tại khu vực khô thoáng, có đầy đủ hệ thống thông gió và làm mát, tuyệt đối không để máy ở cạnh nơi có nguồn nhiệt cao hay có chất gây cháy, nổ.
- Lựa chọn loại dầu nhớt bôi trơn phù hợp để đảm bảo khả năng vận hành cũng như tốc độ hoạt động của máy như mong muốn.
- Chú ý thay dầu sau khi máy ngừng hoạt động từ 15 – 20 phút, không để dầu vượt quá mức giới hạn cũng như không để cho máy hoạt động khi dầu máy còn quá ít.
- Không xịt khí có áp lực cao vào những vùng nhạy cảm như mắt, mũi, miệng,…
Bảo dưỡng máy nén khí đúng cách
Hy vọng các thông tin mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp quý khách vận hành, bảo dưỡng máy nén khí hiệu quả, kéo dài tuổi thọ và hoạt động ổn định.